Bối cảnh chính trị ở Roma Trận_Carrhae

Cuộc chiến với Parthia là kết quả của cuộc bàn bạc chính trị có lợi giữa Crassus, Pompeius Magnus, và Julius Caesar - còn gọi là chế độ tam hùng lần thứ nhất- Trong tháng ba và tháng 4 năm 56 TCN, cuộc họp đã được tổ chức tại Ravenna và Luca, thuộc tỉnh Cisalpine Gaul của Ceasar, để củng cố lại liên minh đã suy yếu được thành lập 4 năm trước. Đã có sự đồng ý của chế độ tam hùng về việc sắp xếp để đưa những người ủng hộ và sử dụng tiềm lực về kinh tế và quân sự của họ nhằm đảm bảo một pháp luật cho phép kéo dài quyền chỉ huy Gallic của Caesar và tác động tới cuộc bầu cử sắp tới vào năm 55 trước Công nguyên, với mục tiêu là chức chấp chính quan chung thứ hai cho Crassus và Pompeius[1]. Những nhà lãnh đạo của chế độ tam hùng đã tập trung vào việc mở rộng quyền lực của phe họ thông qua các các cách truyền thống: chỉ huy quân đội, đưa các đồng minh chính trị lên nắm giữ các chức vụ, và thông qua pháp luật để thúc đẩy lợi ích của họ. Áp lực dưới các hình thức khác nhau đã đem đến kết quả cho cuộc bầu cử: tiền bạc, ảnh hưởng thông qua sự bảo trợ và tình bạn, và lực lượng hàng ngàn chiến binh mang về từ Gaul bởi Publius, con trai của Crassus.

Marcus Licinius Crassus.

Lúc này Marcus Crassus khoảng sáu mươi tuổi, ông có vấn đề về tai khi ông bắt tay vào cuộc xâm lược Parthia. Tham lam thường được coi là nguyên nhấn chính trong các nguồn cổ đại, đặc biệt là người viết tiểu sử cho ông,Plutarch, trở thành động cơ chính của ông để đi đến chiến tranh.[2] Sử gia về Roma, Erich Gruen tin rằng mục đích của Crassus là để làm giàu thêm ngân quỹ công cộng, vì sự giàu có cá nhân không phải những gì Crassus thiếu nhất.[3] Các sử gia hiện đại khác có xu hướng cho rằng sự ghen tị và sự cạnh tranh như là động lực của ông, kể từ khi Crassus bị phai mờ dần danh tiếng quân sự so với của Pompeius, và sau năm năm chiến tranh ở Gaul, của Caesar. Thành tích quân sự chính của ông là đánh bại Spartacus gần 20 năm trước đó và trước đó ông chỉ có một vài hoạt động quân sự không đáng kể, mà nổi bật nhất là trận cửa ải Colline.[4] Plutarch ghi chú [5] rằng Caesar đã viết thư cho Crassus từ Gaul, ủng hộ các kế hoạch xâm lược Parthia - một dấu hiệu cho thấy ông coi chiến dịch quân sự của Crassus như bổ sung và không chỉ đơn thuần cạnh tranh sự ảnh hưởng với ông. Một yếu tố khác trong quyết định của Crassus xâm lược Parthia là sự dễ dàng dự kiến của chiến dịch. Các quân đoàn La Mã đã dễ dàng nghiền nát một số lượng lớn quân đội của các cường quốc phía đông như PontusArmenia, và dự kiến Parthia sẽ là một mục tiêu dễ dàng.[6]

Tuy nhiên, Cicero đã đưa thêm một yếu tố bổ sung: tham vọng cho tài năng của Publius Crassus, người đã chỉ huy các chiến dịch thành công ở Gaul dưới quyền Caesar. Khi trở về đến Roma, Publius đã từng bước thiết lập sự nghiệp chính trị của ông. Nguồn La Mã xem trận Carrhae không chỉ là một tai họa cho Roma và một kỷ lục nhục nhã của Marcus Crassus, nhưng bi kịch của Publius Crassus đã cắt ngắn một sự nghiệp đầy hứa hẹn [7]

Một số người La Mã phản đối cuộc chiến chống Parthia. Cicero gọi đó là một cuộc chiến tranh nulla causa ("không có sự biện minh"), trên cơ sở rằng Parthia đã có một hiệp ước với Roma[8].

Bất chấp sự phản đối và điềm báo thảm khốc, Marcus Crassus rời Roma vào ngày 14 tháng 11, năm 55 trước Công nguyên[9]. Publius Crassus tham gia cùng ông ở Syria trong mùa đông năm 54-53 trước Công nguyên, mang theo một ngàn kỵ binh Celt từ Gaul, những người vẫn trung thành với vị tướng trẻ cho đến khi chết.